DẦU NHỚT CHO Ô TÔ

Chào Mừng Đến Với Xe Đẹp Detailing - Trung Tâm Chăm Sóc Xe Chuyên Nghiệp

Gọi: 0987188198

DẦU NHỚT CHO Ô TÔ
Ngày đăng: 23/02/2023 12:16 AM

DẦU NHỚT CHO Ô TÔ

XE ĐẸP DETAILING ĐẠI LÝ CHÍNH HÃNG, PHÂN PHỐI CÁC DÒNG NHỚT : WOLVER, CASTROL,MOBIL, Q8, ROWE…

Dầu nhớt là gì?

Dầu nhờn và dầu nhớt thực chất là cùng một loại đều được sử dụng với mục đích bôi trơn linh kiện, động cơ. Vậy nên khi người ta gọi dầu nhờn hay dầu nhớt đều là ám chỉ một loại mà thôi. Vậy khái niệm dầu nhớt là gì?

Dầu nhớt được tạo ra bởi hỗn hợp gồm dầu gốc và phụ gia còn được gọi là dầu nhờn thường phẩm. Phụ gia được thêm vào với mục đích khiến cho dầu nhờn có được những tính chất đặc thù phù hợp với mục tiêu đề ra. Và đương nhiên những điều này dầu gốc không thể tạo ra được.

Thường phụ gia sẽ chiếm thành phần nhỏ trong khối lượng của dầu nhớt. Tuy nhiên nó lại có vai trò quan trọng để bôi trơn động cơ. Các loại phụ gia sử dụng thuộc chất hữu cơ, vô cơ hoặc chứa những nguyên tố với nhiệm vụ cải thiện tính chất của dầu gốc. Đương nhiên các chất phụ gia phải có tính tương hợp và hòa tan với dầu gốc.

Còn dầu gốc đảm bảo sẽ được tạo ra bằng quá trình chế biến và xử lý trong nhiều quá trình vật lý và hóa học. Hiện nay dầu gốc gồm 3 loại: dầu tổng hợp, dầu gốc bán tổng hợp, dầu khoáng.

Những tác dụng khi sử dụng dầu nhớt 

Mỗi loại đồ dùng được tạo ra đều có những mục đích nhất định. Và dầu nhớt sẽ mang đến những lợi ích như sau:

– Bôi trơn

Có thể khẳng định đây là lợi ích chủ yếu dầu nhớt hỗ trợ việc bôi trơn piston để chúng di chuyển lên xuống dễ dàng bên trong xi lanh. Chúng còn có tác dụng khi sử dụng cho động cơ được tạo ra từ nhiều chi tiết kim khí, trục cam…

Thông qua hệ thống bơm, dầu nhớt sẽ được phun đến mọi ngóc ngách bên trong của động cơ. Nó sẽ mang tác dụng như một lớp đệm trơn ở bề mặt tiếp xúc của các chi tiết. Bên cạnh đó còn làm giảm ma sát cũng như tăng hiệu suất làm việc. Hơn cả vẫn là việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các cho tiết. Điều này nhằm giảm thiểu được vấn đề mài mòn bề mặt kim khí và tăng tuổi thọ cũng như tính bảo vệ động cơ.

– Làm mát động cơ 

Trong quá trình hoạt động nhiệt lượng mà động cơ tỏa ra để đốt cháy nhiên liệu vô cùng lớn. Khi đó, quy trình luân chuyển liên tiếp kích hoạt khiến cho dầu nhớt làm mát được động cơ. Nhờ vậy mà giảm thiểu tình trạng động cơ bị quá nhiệt hoặc cháy piston.

– Làm kín khí

Quá trình động cơ làm việc, dầu nhớt tham gia như một lớp đệm mềm không hình dáng để bít kín khe hở giữa thành xi-lanh và piston. Nhờ đó mà suốt quá trình đốt cháy nhiên liệu mà áp suất sinh ra không hề bị thất thoát.

 Làm sạch bên trong

Khi động cơ đốt cháy nhiên liệu dĩ nhiên sẽ sản sinh ra muội than bên trong động cơ. Tác dụng của dầu lúc này được phát huy, nó sẽ cuốn đi và làm sạch toàn bộ lượng muội đó.

– Chống han gỉ

Ở bề mặt của chi tiết bằng kim loại phía trong động cơ nếu được phủ một lớp dầu mỏng sẽ hạn chế tiếp xúc với không khí nên ngoài. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng oxy hóa làm han gỉ.

Bất kỳ mọi loại sản phẩm nào cũng cần phải quan tâm đến thông số cơ bản. Biết được nó thì mới có thể sử dụng đúng cách cũng như đúng mục đích. Dưới đây là thông số cần phải nhớ của dầu nhớt.

Tiêu chuẩn API

API chính là tên viết tắt của hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ. Cấp hiệu API tương đương với tiêu chuẩn ACEA do châu Âu quy định. Trong tiêu chuẩn API cũng có nhiều phân cấp chất lượng  như sau:

– Đối với động cơ xăng: Phân cấp chất lượng sẽ gồm SA, SB, SC, SE, SF, SG…Mới nhất hiện nay theo phân cấp là API SN.

– Đối với động cơ diesel: Người ta phân chúng theo cấp là CA, CB, CC, CD… cấp mới nhất là CK.

Trong cách phân cấp này thì quy định chữ cái cuối nhằm phân biệt các cấp và xếp theo bảng chữ cái. Đứng càng phía sau thì biểu thị phẩm cấp đó càng cao.

Tiêu chuẩn JASO

Đây chính là tiêu chuẩn do tổ chức chuyên chứng nhận tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản. Tiêu chuẩn này thì có nhiều cấp độ nhưng đối với loại xe 4 sẽ tương ứng với: xe số là JASO MA, xe ga là JASO MB. Còn xe 2 tương ứng với JASO FC.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Tư vấn & Báo giá .myButton { box-shadow:inset 0px 1px 0px 0px #a4e271; background:linear-gradient(to bottom, #89c403 5%, #77a809 100%); background-color:#89c403; border-radius:6px; border:1px solid #74b807; display:inline-block; cursor:pointer; color:#ffffff; font-family:Arial; font-size:17px; padding:6px 10px; text-decoration:none; text-shadow:0px 1px 0px #528009; position:fixed; bottom: 10px; right:10px; z-index:999; } .myButton:hover { background:linear-gradient(to bottom, #77a809 5%, #89c403 100%); background-color:#77a809; } .myButton:active { position:relative; top:1px; }